Muathulabay (Tài liệu )
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Nhạc tôi hát .
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptyMon May 27, 2019 1:59 pm by Admin

» ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2)
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptyThu May 02, 2019 10:19 pm by Admin

» KHI BƯỚC QUA TUỔI NĂM MƯƠI.
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptyFri Feb 08, 2019 9:59 am by Admin

» Nhạc và Karaoke .
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptyTue Jan 15, 2019 8:07 am by Admin

»  ĐỜI TÔI - TUỔI ẤU THƠ (Tom)
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptyThu Sep 07, 2017 12:53 am by Admin

» Con Tắc Kè (Chameleon)
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptySun Jul 12, 2015 2:55 pm by Admin

» BAI DIEN VAN DOC TRONG BUOI LE DAM TANG BA CHAU TRAN .
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptyMon Feb 16, 2015 11:47 pm by Admin

» Bé Na hồi nhỏ - Kayla
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptyMon Feb 16, 2015 10:55 am by Admin

» NINA - CAC CAC
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) EmptyMon Feb 16, 2015 10:30 am by Admin

 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) Hinhvu10
Affiliates
free forum


ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2)

Go down

ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) Empty ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2)

Bài gửi by Admin Mon Feb 16, 2015 11:32 am

2/Nguyễn Tụng .

Lúc nhỏ cho đến lúc ra tù , tôi chưa bao giờ gặp mặt gia đình cậu Tụng . Những gì biết về cậu là do Má tôi kể lại . Phải nói rằng cậu là một thanh niên chửng chạc được ông ngoại thương và cho đầu tư học hành nhiều nhất . Thường ngày có thầy giáo đến nhà dạy kèm tiếng Pháp cho cậu Tụng và Tường . Nhờ thế Má tôi mới có dịp học lỏm bỏm và câu tiếng Pháp . Cậu Tụng đậu bằng Primere và Diplome sau đó đi tập kết ra Bắc khi Hiệp định Geneve chia đôi đất nước năm 1954 .

Ngày 20-3-1975 cậu là Đại Tá Chỉ Huy Phó Quân đoàn tiếp vận hậu cần tiến chiếm miền Nam Việt Nam . Cậu Tụng là người có học thức , tánh lại điềm đạm của một quân nhân trí thức . Khi chiến thắng SaiGon 30-4-1975 chấm dứt chế độ VNCH để thống nhất đất nước . Ngày 1-11-1975 cậu tìm nhà và ghé thăm ông ngoại tôi . Lúc đó Bà ngoại đã chết năm 1968 nên ông chỉ sống một mình và Má tôi lại một lần nữa lên chăm sóc , nấu ăn . Các Dì Chi , Don , Ánh thì đã có chồng ở riêng . Các cậu Tường , Đồng , Trinh thì ở xa , cậu Quý và tôi giai đoạn này đang ở tù .

Năm 1969 Mụ Chút là em gái ông ngoại tôi bán căn nhà ở ngoài phố đường Trần Hưng Đạo giá 125 cây vàng . Chủ mua chồng 60 triệu tiền mặt và 75 cây vàng lá . Nhờ số tiền này đã nuôi ông ngoại cùng sống chung , thời gian này Mụ vẫn còn bán gạo ở chợ Đông Ba . Năm 1971 Mụ Chút hay đau yếu và chỉ có Má tôi là người săn sóc . Lúc đó Mụ có chia cho các cậu , Dì mỗi người một lượng vàng , nhưng Má tôi không chịu nhận . Thật ra công lao của Má tôi cũng xứng để được Mụ cho 5 cây chứ đừng nói là 1 lượng . Tôi không hiểu Má tôi suy nghĩ thế nào và riêng tôi có phần tức giận vì lòng tham ai cũng có . Lúc đó Má tôi còn đi bán bông kiếm sống đâu giàu có chi . Ngày từ Bắc vào , mợ Lan vợ cậu Tụng ghé nhà , Mụ Chút cho 1 lựơng làm hai vợ chồng mừng rối rít , vì ngoài Bắc đâu có ai trử vàng đến vài chỉ , chế độ vô sản mà . Mợ Tụng cứ nắm cây vàng xuýt xoa và khoe mải với Má tôi nói :

-"Em còn được một cây vàng . Chị chắc cũng ba cây ".

Má tôi chỉ mỉm cười trả lời :

-"O cũng cho tôi một cây nhưng chị không nhận ."

Tuy nghe vậy nhưng cậu mợ Tụng không đời nào tin , mà bất cứ ai cũng không bao giờ tin .

Bản tánh giống trong sạch , không tham nhũng như ông ngoại nên cả đời cậu tôi tuy là quan lớn mà vẫn nghèo . Chú tài xế và anh Thiếu Tá bảo vệ đi theo cậu , thường lái xe ghé nhà Má tôi ở lại , ăn trưa thường nói :

-"Ông Tướng không chịu lấy , chứ lúc tiếp thu SaiGon gặp cả tủ bạc hay mấy thùng vàng mà ông Tướng liệt kê vào quỹ tất cả ".

Tuy mới Đại Tá nhưng các chú lính lúc nào cũng gọi cậu tôi là "ông Tướng " . Rất nhiều lần được đề cử lên Tướng nhưng ra Quốc Hội bị bác vì hồ sơ có gia đình liên hệ ngụy miền Nam .

Năm 1977 cậu Tụng làm giấy bảo lãnh cho cậu Đồng ra tù sớm mới tù 2 năm . Đó là một điều sung sướng , may mắn nhưng hậu quả là không được xét đi Mỹ theo diện HO (Humanity operation) vì chưa ở tù ( cải tạo ) đủ ba năm . Má tôi vì thương con ,cũng khóc lóc nhờ cậu Tụng bảo lãnh cho tôi ra sớm . Có lẽ cậu đau khổ lắm vì nhận bảo lãnh thêm tôi thì có thể mất thẻ đảng nếu sau này tôi làm phản động . Nhưng lòng thương chị nên cậu tôi đồng ý . Tôi nhớ Tết 1978 tôi được làm việc nhẹ trên Ban Quản Giáo 3 ngày , đây là dấu hiệu sắp được về nhà như những bạn khác trước đây . Ngày thứ tư (mồng bốn Tết ) tôi được lệnh trở về trại lao động như củ . Sau này khi về nhà vợ tôi kể là :

-" Anh có lệnh tha về hôm Tết nhưng khi hỏi ý kiến địa phương thì Mụ Giai (Nguyễn -Thị -Út ) là em gái ông nội tôi phản đối . Cho tôi là Sĩ Quan Tình Báo , ác ôn , côn đồ hơn chú Phước là con của Mụ lại chưa được về ."

Âu cũng là cám ơn Mụ Bà Cô ác ôn , côn đồ đó mà tôi ở tù 8 năm 6 tháng mới được thả để đi Mỹ .

Năm 2000 cậu Tụng bị bệnh qua đời được thăng cấp Thiếu- Tướng Quân- Đội Nhân -Dân đóng ở Nha Trang . Mợ Lan vợ cậu Tụng đang làm Giám Đốc xưởng dệt Việt Thắng . Cô Xuân con gái đầu làm Giám Đốc Ngân Hàng nhà nước , cô Mai em làm Giám -Đốc Ngân Hàng Nông- Nghiệp mà tôi chưa một lần gặp mặt khi ở tù về .

Năm 1999 tôi gửi về 300 Dollars nhờ Dì Ánh cúng kỵ bên ngoại . Dì không đưa cậu Trinh giữ vì sợ vợ chồng cậu tiêu đi và chỉ đưa lên cúng giỗ từ từ . Khi cậu Tụng chết Dì Ánh điện thoại đề nghị tôi để Dì trích 100 đô vào đám tang cậu Tụng . Tôi hoàn toàn đồng ý và tùy cậu Trinh , Dì Ánh tự quyết định . Trong Khi đó thì cậu Qúy và vợ cũng đang ở Mỹ giàu có nhưng chẳng hỏi han chứ đừng nói là gửi tiền mua nắm hoa chia buồn người anh ruột thịt vừa quá cố ngày xưa .Đúng là tình đời và lòng dạ con người mà sau này tôi sẽ dẫn chứng nhiều hơn .

3-Nguyễn Tường:

Trái với cậu Tụng thì cậu Tường là thanh niên ăn chơi của trai thời đại lúc bấy giờ . Hồi đó ai có chiếc xe đạp Delux của Pháp (Tương đương Honda Dream) là sang và dễ dàng tán gái . Áo quần lúc nào cũng thẳng nếp và bọc trên áo lúc nào cũng có bao thuốc Basto là loại sang lúc đó .Cậu Tường ham chơi nhiều hơn học . Lúc trước hay đánh đôi với Bác Oanh cạnh nhà lúc nào cũng đi nghe đờn ca , xướng hát cùng các ả chèo , chơi đĩ khét tiếng ở Vạn đò . Vì vậy ông ngoại rất ghét cái tánh ham chơi , phá của .

Năm 1954 cùng cậu Tụng đã tập kết ra Bắc . Năm 1956 cậu làm Tiểu -Đoàn -Trưởng cấp bậc Thiếu Tá đã đem cả Tiểu -Đoàn ra đầu hàng VNCH thời chế độ Ngô- Đình -Diệm khi ông Tổng -Thống này kêu gọi đoàn kết với lời cam kết ưu đải và sẽ trả lại cấp bậc tương đương . Nhưng ông Diệm tráo trở không giử lời hứa và trả cấp bậc Thiếu úy chỉ bằng Trung -Đội Trưởng thay vì phải Đại -Úy hay Thiếu -Tá .Cậu Tường bất mãn nên xin giải ngủ . Nhưng chế độ Diệm theo dỏi , làm khó dễ cậu phải trốn lên vùng Cao- nguyên . Ở đây cậu Tường đã quen người con gái sanh được một con trai . Với sự truy nả cậu phải trốn về vùng Đồng -Tháp vào làm công nhân cạo mũ cao su trong những đồn điền Pháp củ đầy nước độc , chướng khí . Tại đây cậu lấy vợ làm công nhân chung ,nhưng suốt 30 năm vẫn không có con .

Năm 1965 khi chế độ Diệm bị lật đổ , vợ chồng cậu về sống thành phố SaiGon ,thuê nhà sống ở Hóc -Môn , góc ngã năm chuồng chó . Sau đó đi làm sở Mỹ ở Phi trường Tân- sơn -Nhất từ năm 1967-1970 . Năm 1968 khi tôi nhập ngũ khóa 26 SQTBTĐ những ngày chủ nhật tôi thường về nhà cậu mợ . Cậu mợ đối xử rất thân tình và lo chuyện ăn uống đầy đủ . Kể cả những năm 1970 vào học Tình Báo sơ cấp Trường Cây Mai và Trung Cấp ở Liên - Trường Thủ -Đức 1972 tôi cũng hay về nhà cậu mợ Tường nghỉ chân .

Những ngày lưu lại SaiGon chờ phỏng vấn đi Mỹ tôi cũng xuống Hóc -Môn thăm cậu mợ và ngược lại cậu cũng đạp xe lên thăm Má và cả gia đình tôi lúc đó đang tạm trú ở nhà cậu Đồng ở Thị -Nghè . Kể cả lúc Má tôi bị đánh rớt phải ở lại Việt -Nam cậu là nguồn an ủi và chăm sóc Má tôi nhiều hơn ai hết . Trong lúc đó gia đình cậu Quý thuê nhà chờ đi phỏng vấn phía bên kia chân cầu Thị- Nghè đến 8 tháng sau ,nhưng không bao giờ bước qua hay nói một lời an ủi một người chị CÒN HƠN MẸ đã chăm lo tương lai , mua bằng cấp cho cậu thành người (chuyện này sẽ đề cập sau ) .

Năm 1999 được thư cậu Tường đau nặng phải nhập viện , tôi tức tốc gửi 300 dollars , tiếp tuần sau tôi gởi thêm 300 nửa . Gặp lúc cháu Nguyễn- Thị -Diễm- Trang về Việt Nam tôi gửi tiếp 100 và dặn cháu phải tìm thăm ôn Tường để thăm hỏi và đưa tận tay .

Chuyến về thăm Má 2003 khi hay tin đau nặng tôi có dịp kể lại khi cậu Đồng đem chuyện cậu Tường ra nói . Cậu Đồng có vẽ nghi ngờ vì cho rằng thời gian đau của cậu Tường quá nhanh , nhưng tôi không phân bua và chỉ im lặng . Việc mình làm chỉ có lương tâm mình biết . Với lòng chân thành của người cậu ruột đối xử tốt với mình mà tri ân . Chỉ thế thôi .

Dịp này vợ tôi có gọi phone cho cậu Quý lúc này đã dọn sang Tulsa ở Oklahoma để báo tin , nhưng Quý & Toàn im hơi lặng tiếng có lẽ vì áp lực của bà vợ nắm toàn quyền tài chánh nên chẳng nghĩ đến ai chăng ? Còn nhiều vấn đề nữa mà tôi sẽ nhắc đến sau này .

4-Nguyễn Thị Chi :

Dì Chi có khuôn mặt giống bà ngoại và Má tôi nhất . Tánh Dì ít nói , hiền lành , không chanh chua , khúc mắc như các cậu , Dì khác . Nhờ bản tánh này mà cuộc sống gia đình của Dì và dượng Khá tương đối hạnh phúc và trầm lặng .

Thời con gái Dì có cửa hàng bán thúng , mũng bằng tre ở chợ Đông Ba . Tôi nhớ lúc nhỏ mỗi lần theo Má đi chợ , ghé quán lúc nào Dì Chi cũng cho tôi tờ bạc hai đồng màu tím mà tôi rất trân quý . Những lần như thế thì Má tôi và Dì nói chuyện , trao đổi , tâm tình những gì mà tôi không hề biết đến . Chỉ biết bẻn lẽn nắm tay Má và im lặng .

Năm 1975 gia đình Dì phải đi vùng kinh tế mới Xuân Lộc . Nghe đâu sau những ngày vất vả nay gia đình và con cái tương đối vững chải . Năm 2005 lúc đám Má tôi Dì và cậu con trai từ xa xôi ra dự hai ngày . Dì bị mờ một mắt , tuy tuổi đời lên cao nhưng nét hiền hậu , phúc đức vẫn còn ngự trị .

Tuy bận rộn đám ma nhưng tôi vẫn dành một ít thời gian thăm hỏi sức khõe và cuộc sống gia đình Dì mà suốt 30 năm xa cách nay mới gặp lại . Thật là nồng nàn , trìu mến dù đôi mắt Dì luôn chảy hai giòng lệ thương mến người chị cả nhiều hy sinh và đau khổ với đàn em nay vội vả ra đi .

Trong hoàn cảnh này mới thấy tình thương chị em , máu mủ đằm thắm và thân thiết thể hiện lên tình yêu tuyệt vời và bền vững . Những hình ảnh đó vẫn ấn tượng và ăn sâu vào tâm hồn tôi mỗi khi nghĩ đến bên ngoại .

Không biết giờ này Dì có được an lành bên đàn con cháu không ? Và cũng không biết lúc ra đi vĩnh viễn cháu có được diễm phúc tiễn đưa Dì lần cuối ?

Cháu rất thương Dì .

5-Nguyễn -Thị -Don (Thân):

Dì Don sanh năm Bính- Thân là con tuổi con khỉ nên ông ngoại đặt tên tục là Thân , nhưng trong giấy tờ là Nguyễn- Thị -Don . Là con gái tuổi thân tánh rất hung hăng , nóng nảy lại con quan và có nhan sắc nên Dì rất chảnh . Hồi đó chàng trai nào mới quen hay muốn tán tỉnh đều sợ mặt Dì . Dạo đó có ông Thiếu úy Th. làm chỉ huy phó của ông ngoại muốn làm rễ nhưng khi đến nhà gặp Dì nói thẳng thừng không thích nên ông ta cũng sợ luôn .

Tuổi thanh xuân không dừng lại , tuổi này gian nan và phải gặp người cao số để trừng trị . Năm 1967 Dì làm vợ bé thứ hai với dượng Nguyễn -Thiền làm thợ mộc ở Đà -Nẳng và sanh được hai bé gái là Nguyễn -Thị -Diệp , Nguyễn -Thị -Huê .Tôi có lần ghé Đà -Nẳng thăm , nhưng không nhiều bằng vợ tôi . Bà vợ chánh ở ngoài làng Chí -Long , Phong- Điền nên chỉ có Dì Don ở chung với dượng Thiền . Tánh tình Dì nóng nảy lại hay ghen tương vì dượng "Có tiền nên tiên hay múa " đâm ra mèo mở , vợ bé nửa .

Năm 1965 dượng làm nghề thợ mộc chỉ đủ sống , nhưng từ khi vào Đà Nẳng cùng em trai chuyên đấu thầu rác cho các cơ quan và phi trường Mỹ nên giàu to . Cùng thời chú Nguyên , chú Sinh con Mụ Sáu ( em ông nội ) cũng đấu cung cấp thực phẩm cho Mỹ nên rất khấm khá nhưng không giàu nhanh bằng đấu rác . Hai anh em có tiền là cứ mua vàng lá để trữ . Phải nói vàng là tính số hàng ngàn cây . Vì đấu rác Mỹ mau giàu là nhờ mỗi lần có lính Mỹ chết trận thì tất cả đồ đạc , máy móc , đồng hồ v.v...... đem bỏ thùng rác . Cho nên số máy TV , Video , đồng hồ .....còn tốt và mới nên bán được giá cao . Ngoài ra còn móc nối mấy tên Mỹ giử kho , cứ bắt vài con gián thả vào các thùng trái cây nho , cam , apple ... cho tên kiểm thực thấy là toàn kho đó đem đổ rác , không phục vụ cho quân nhân . Hoặc những miếng thịt bò còn tươi các tên đầu bếp được móc nối là cứ thả vào các thùng phi nước mã , khi chở ra khỏi đơn vị là được vớt ra rữa sạch tung thị trường . Nghĩa là hàng rác nhưng lợi nhuận thu vào lời gấp 80% mỗi ngày .

Dì Don là người không thức thời và chịu ngọt . Ưa làm bà lớn ghen tuông còn hơn bà vợ cả . Dì đòi ở riêng thế là dượng Thiền mua căn nhà kế cạnh . Nhưng Dì nào có chịu yên , hàng ngày gây gổ làm đứa con gái thứ hai :Nguyễn- Thị -Huê đêm đó uống thuốc tự tử vì buồn rầu. Đây là một bài học và trách nhiệm cho những ai làm Mẹ Cha cứ la rầy , chửi bới nhau trước mặt trẽ con để chúng đau khổ .

Năm 1974 dượng Thiền đem bà vợ ba về sống chung cạnh nhà . Chia cho mỗi bà vợ 25 cây vàng tự sống . Năm 1976 Dì dẫn con gái Nguyễn -Thị -Diệp có gia đình cùng chồng làm thợ vàng vào SaiGon . Điều sai lầm lớn nhất là Dì quá tin con gái đưa toàn bộ 25 cây vàng ( lúc đó giá trị rất lớn ) để buôn bán chung với con gái vợ cả dượng Thiền gom hơn 100 cây vàng . Bây giờ cả hai cô gái này rất giàu có ở chợ An Đông . Bà nào cũng lầu 5 tầng mặt tiền và kẻ giúp việc gần 10 người . Mỗi ngày thu vào lợi nhuận hàng chục triệu qua các dịch vụ giao hàng vải lậu .

"Giàu đổi bạn , sang đổi vợ " thì Diệp cũng thế . Nó không đổi bạn nhưng khinh rẽ mọi người nhất là bên ngoại thì nó khinh ra mặt . Nó quên rằng Ba nó chỉ xuất thân từ hàng hạ tiện làm thợ mộc . Năm 2003 tôi về VN thăm Má . Lúc vào Sai Gon tôi muốn đến thăm Dì Don nhưng nhờ con cậu Đồng chẳng ai chịu chở đi , tôi lại không biết nhà . Cuối cùng năng nỉ chú Phước là hiền lành và dể tính nhất so với chú Phúc , Đức . Chú ra điều kiện là chỉ đứng ngoài đường , không vào nhà , tôi đồng ý . Lúc đó 6 giờ chiều gặp Dì Don đang thả bộ lẩn thẩn một mình ngoài hẽm xóm . Tôi dẫn Dì vào nhà , lúc này Dì Điếc nặng và không nghe . Tôi ngồi chơi và hỏi thăm Dì khoảng 30 phút thì vợ chồng Diệp đang chở nhau đi ăn nhà hàng trở về . Diệp chào tôi và ngồi đối diện , còn anh chồng thì đi thẳng lên lầu như một ông chủ nhà giàu . Tôi đã bực mình lắm và bắt đầu tin những gì chú Phước kể . Khoảng 15 phút sau Diệp gọi chị giúp việc pha nước mời . Chị ta mang lại ly nước lạnh bằng nhựa màu vàng đã củ . Tôi lạnh lùng không uống nhưng thầm nghĩ : nhà giàu là thế ư ? Hay nó đối xử với anh nó như vậy . Tôi ngõ ý muốn cho nó biết mặt , nên ngỏ ý mời gia đình Dì ra nhà Caravel (nằm trong khách sạn ) là loại dành cho người Âu Mỹ , đại thương gia đến ăn . Diệp từ chối vì mới đi ăn .

Năm 2005 về làm đám Má , tôi ghé thăm Dì bây giờ chỉ nằm không hiểu biết . Dì muốn mua hay lấy tiền cho ai thì Diệp vặn hỏi và lấy cớ không đưa . Đây là bài học cho những ai làm Cha Mẹ đừng nghĩ rằng giao tiền bạc cho con sau này nó sẽ nuôi hay trả lại . Không bao giờ có chuyện đó .Karl Marx đã viết trong cuốn "Tư Bản luận " :

"Ai nắm kinh tế là kẽ đó làm chủ ."

Bây giờ nó nắm toàn bộ tiền bạc thì nó là chủ , nó là cha mẹ .

Không biết lúc nào Dì thanh thản ra đi gặp ông bà , nhưng chuyện đời khó nói . Bài học đắng cay trường đời phải trả một giá rất đắc ngay cả bản thân mình và con cái . Âu cũng là số phận .

6-Nguyễn Đồng :

Trong 10 người con , cậu Đồng là người ĐẶC BIỆT mang một niềm uất hận triền miên mà tôi tin đến giờ này cậu vẫn chưa giải thoát được khổ đau .

Tuy làm quan nhưng ông ngoại Nguyễn- Cầu rất thanh liêm và trung trực vì thế không có tiền nhiều lo cho bầy con ăn học đầy đủ . Trong nhà lo 12 miệng ăn không phải là dễ dàng , nếu không có Má tôi làm con Sen (Osin) từ 7 tuổi thì lấy tiền đâu nuôi người giúp việc nấu ăn , giặt áo quần , thay tả , bồng em , đút em ăn ? Bà ngoại tôi không bao giờ đụng đến móng tay , chỉ biết sanh và đẽ .

Những tháng hè Má thường gởi tôi lên nhà ông bà ngoại . Suốt ngày vui chơi với cậu Quý , Dì Ánh hái đào , hái mận và tắm hồ sen . Lúc đó cậu Đồng đi lính Quân cụ ở đồn Cầu -Kho . Những chiếc bình đựng tăm bằng đồng hay đĩa gạt tàn thuốc do cậu tiện rất đẹp . Nhất là cậu hớt tóc đờ -mi-cua cho tôi thì khỏi chê . Tuy thông minh nhưng lại là cậu ấm nghịch ngợm , phá làng , phá xóm nhất nhà . Tôi không nhớ giai đoạn nào ông ngoại đã cho cậu Đồng ra làm con nuôi Mụ Chút mà đến giờ này cậu vẫn nghĩ là ông tôi không công bằng và muốn tống cho khuất mắt . Mãi cho đến sau này lớn khôn tôi mới hiểu thâm ý của ông ngoại . Vì không đủ sức nuôi con nên muốn cho cậu sung sướng , vào kế nghiệp gia đình Mụ Chút để hưởng gia tài sau này . Đôi lúc thương con sao lại đành xa lìa , rời bỏ hay đánh đập chúng ? Điều mà ngày xưa Đức Phật Thích Ca lúc tăng đoàn đi qua vườn Nai . Ngài thấy Nai con ngơ ngác không chịu đi nên dùng gậy đánh vào lưng . Ngài A Nan ngạc nhiên thưa rằng :

-Bạch Thế Tôn Ngài dạy phải thương yêu loài vật , chúng sanh , nay con thấy Ngài đánh Nai con vậy ?

-Nếu Ta không đánh thì người thợ săn sẽ giết nó . Đó cũng là tình thương .

Nhưng tuổi trẽ hay sau này lớn lên vẫn chưa ngộ được chân lý nên vẫn đem lòng oán hận ông ngoại nở bỏ rơi đứa con như cậu mà là không phải đứa con khác . Sau này cậu xin giải ngủ vào SaiGon đi Cảnh -Sát lại xin giải ngủ vì lý do nào tôi không hiểu . Chỉ còn ấn tượng lại trong tôi vào khỏang năm 1956-1959 cậu ở nhà Má và dạy kèm cho tôi . Mỗi lần cậu mở sách toán Trần- Tiếu ra cho tôi một bài rồi đạp xe qua nhà mợ Đồng (là vợ sau này) , chiều mới trở về . Tôi chẳng hiểu cách làm toán gì cả , nhưng cậu chẳng cần . Lúc đó Má tôi cho ông y -tá Lê -Trọng- Kiểm đã 65 tuổi đang làm việc cho Doctor Moury ở gần cầu Tràng -Tiền Huế , cùng bà vợ hầu thuê nữa căn nhà trên .

Điều mà tôi còn nhớ là cậu rất cần mẫn và chăm chú học làm một tấm gương sáng cho tôi sau này noi theo , sau đó đổ bằng Trung -Học Đệ -Nhất -Cấp , rồi đến Tú Tài I và đi Sĩ -Quan Trừ- Bị -Thủ- Đức . Cũng do hậu quả muốn giải ngủ trước đây nghe đâu cậu uống mực xạ dùng để viết chữ Hán quá nhiều nên mắc bệnh đau bao tử nặng . Hồi đó cậu thường viết thư ra nhà thăm Má con tôi . Có lần khi tôi đọc lá thư là cậu đang đau bao tử hành hạ dữ dội , cần 500 $ để mua thuốc uống . Má tôi đưa tiền và tôi lên Bưu Điện Huế mua ngân phiếu . Thay vì gửi tấm ngân phiếu này để cậu đi nhận tiền tôi tưởng thế là xong nên cất tấm ngân phiếu ở nhà . Sau ngày ra trường Thủ -Đức cậu có kể chuyện cơn đau hành hạ lúc đó tôi mới tìm tấm ngân phiếu đưa ra thì mới vỡ lẽ là do sự ngu dốt của tôi mà cậu không nhận được tiền cấp thời vì bệnh .

Khi cưới vợ cậu sanh con trai Nguyễn -Nghĩa về ở chung , làm dâu Mụ Chút nhà ở Phố Trần- Hưng- Đạo . Lúc này tôi học lớp Đệ Tứ 4B Trường Hàm- Nghi Huế . Mỗi khi nghĩ hai giờ sau hay nghĩ nữa buổi là tôi ghé nhà thăm mợ và em Nghĩa . Lúc này cậu mang lon Thiếu -Úy và làm huấn luyện viên trường Quân sự Văn -Thánh gần chùa Thiên Mụ .

Tôi vẫn hiểu Mụ Chút là người xưa , cổ hủ lại không chồng nên khó tánh là chuyện thường . Nhất là cảnh muốn Mẹ chồng nàng dâu . Trung thực mà nói , dù khó mà cũng dễ nếu mợ ý thức một tý . Tôi biết rất rõ , thường thường Mụ Chút và bà Giáo là em nghỉ bán thì đi bộ từ chợ Đông Ba về nhà khoảng 2Km là đã 8 giờ tối . Gặp mùa nắng thì đở , chứ mùa đông thì trời tối thui . Khi về nhà mới bắt đầu nấu cơm không phải bằng lò ga hay điện mà nấu lò than củi , phải ngồi quạt than cho đến khi cơm chín mất cả tiếng đồng hồ . Sữa soạn cho bữa ăn thì cũng 11 giờ đêm đến 12 giờ mới đi ngủ . Công bằng mà nói nếu là dâu mợ Đồng chỉ giúp nấu nồi cơm trước thì đở tốn thời gian cho Mụ hơn và lại được lòng bà O . Mợ suốt ngày chỉ chăm sóc cho con cái đâu bận bịu gì , vì cả ngày từ 8 giờ sáng lúc cậu đi làm , hai chị em Mụ ra chợ đến 6 giờ cậu về và 8 giờ Mụ Chút mới về có bận gì đâu . Chuyện lâu ngày bực mình vì tuổi già lại có con dâu trong nhà chẳng quan tâm tới mình nên mới có lời qua tiếng lại .

Thế rồi một buổi chiều lúc 6 giờ cậu Đồng tức tốc về nhà vì hay tin Mợ uống thuốc tự tử . Chuyện này là nguyên nhân chính để cậu bưng cau trầu cùng 1 cây 8 lượng vàng trả lại cho Mụ Chút về tiền đi cưới vợ .Sau đó cậu dọn ra ở riêng .

Nếu chuyện đến đây thì không nói gì . Vấn đề này cậu nhắc với lòng đầy hận thù không những bằng miệng , nhật ký , giấy tờ suốt 50 năm mỗi lần có dịp đề cập đến .

Những năm lúc tuổi đời lên cao , cậu 80 còn cháu vừa tròn 70 những lúc trao đổi điện thoại tôi có nhấn mạnh khi cậu gợi lại những bất mãn ông ngoại , Mụ Chút ngày xưa , tôi mới nhắc khéo . Cậu thường than vãn con cái bây giờ chỉ theo vợ , nghe vợ hơn cả cha mẹ . Đúng thế , chính cá nhân cháu cũng theo vợ và nghe vợ nhiều hơn Mẹ . Tuy không đến độ vì vợ mà bỏ Mẹ . Tôi hỏi cậu có theo vợ không ? Cậu gật đầu đồng ý như thế . Vậy thì trách con làm chi , trách đàn ông , con cái làm chi cho đời cứ uất hận . Tôi gợi ý tiếp :

-Hồi đó cậu có tin mợ tự tử thật không ? Hay là giả ? Cậu im lặng suy nghĩ .

Tôi nói rằng :
-Nếu thật tình chán sống thì lúc vắng nhà không ai cả , uống thuốc , thắc cổ khoảng 10 giờ trưa một mình mợ thì đố trời mà cứu được . Tại sao mợ lại uống thuốc lúc 5 giờ chiều là giờ cậu sắp về nhà và mọi người đông đủ ? Cậu còn nhớ không và suy nghĩ ở điểm này đi .

Những sự thật và lời trung thực mà tôi chờ đợi gần 50 năm mới dám nói với cậu và cậu đã im lặng gật đầu công nhận tuy không mạnh mẽ lắm . Bây giờ chuyện xa xưa , Mụ Chút đã chết , cậu mợ đã già thì còn sợ ai mà dấu điếm thực giả . Không tin một ngày đẹp trời nào đó , cậu ngồi âu yếm , nhẹ nhàng hỏi lại không chừng mợ hối hận và nói lên sự thật để giải tỏa sự uất hận trong lòng cậu đối với gia đình của cậu . Đó là mợ còn yêu cậu thật tình .


Nói đến cái đói , khổ sở , bần hàn thời VC thì tôi tin rằng không ai mà chưa nếm qua . Năm đại hạn đói Ất Dậu làm chết 2 triệu người Việt Nam , lúc đó tôi còn nhỏ lắm khoảng 4-5 tuổi . Toàn dân đa số phải ăn cháo cầm hơi trong đó có Má con tôi . Trong khi ông nội tôi phải xuất kho lúa cứu đói ba Huyện ở chung quanh đến xin mà chúng tôi lại bị đói . Má tôi kể vì ăn cháo 2 tháng rồi nên chúng tôi bị thủng và rất yếu , nhưng Má phải làm việc cuốc đất , cày ruộng mới có ăn , ngày nào không làm thì nhịn đói . Cho nên dù sức tàn tạ Má vẫn "lết" đi làm để khỏi chết đói . Có một hôm Má tôi xin O Túy lén lút đưa cho một lon gạo , Má tôi quyết định nấu cơm ăn . Khi thấy cơm trắng mắt tôi sáng lên và ngấu nghiến ăn chén này đến chén kia dù đồ ăn chỉ là muối trắng . Má nhìn tôi ăn mà rưng rưng nước mắt nhịn tất cả cho tôi . Nhưng nào tôi có biết tình thương của Má đã hy sinh dành tất cả cho con cao cả đến như thế . Sau này lớn khôn mỗi lần nhớ lại đôi giòng nước mắt cứ tràng tuông . Thế mà mới đây Cúc em vợ tôi lại mắng là " Anh đi cải tạo thì làm sao anh hiểu được hoàn cảnh gia đình lúc mới di cư vào Nam ." Có thể lúc đó anh không biết nhưng sau ngày ra tù và bây giờ ở Mỹ vẫn được nghe em kể lại , nhất là Vinh nay đã lớn khôn nên kể lại hoài . Cho nên " Dưới ánh sáng mặt trời không có chi là BÍ MẬT " để nói lời gian dối . Đi mót lúa , bán bánh ....có khổ chăng là Má , và các em chứ Cúc -Nam thì không hề làm chuyện này ( Vinh kể như vậy ) . Thế thì cái khó khăn lúc mới vào Nam của các em chưa thắm thía bằng 1/100 cái ĐÓI , KHỔ của Má con anh mà có kể với ai đâu . Đây là lần đầu tiên sau 65 năm khi tuổi già hôm nay tôi mới có dịp viết lại để kỷ niệm , không nhằm so sánh , tranh chấp với em tôi .

Khi lên Tiểu Học , mỗi buổi chiều học về tôi thường đi cắt lá già tàu để giúp Má bó bông , hay những ngày đông giá rét chúng tôi chỉ mang cái tơi đọt đi bẻ hoa Phượng về bán . Vừa lạnh , vừa run , nước mưa chảy theo đôi cánh ta vào tận ngực , xuống bụng cái lạnh Huế chảy thành giòng nghe thắm thía khi đưa chiếc sào lên bẻ hoa trên cao , tối đến Má phải ngồi bó bông đến 12 giờ mới đi ngũ bên ngọn đèn dầu leo lét một mình , còn tôi thì qua nhà Mụ Giai bên cạnh để học và ngũ lại . Không hiểu các em tôi đã trải qua hoàn cảnh này chưa mà than khổ ?

30-4-1975 tất cả mọi gia đình miền Nam điều lâm vào cảnh nghèo đói khi mà Bắc Việt thống nhất đất nước . Hầu hết các gia đình đều có chồng con đi lính VNCH và nương tựa vào đồng lương . Nhưng nay họ bị đưa đi cải tạo , ở tù , nhà cửa , ruộng đất bị tịch thu , bị áp chế đi vùng kinh tế mới .....hoàn cảnh nào nhìn vào cũng khổ sở , đau thương . Ngày tôi đi ở tù ở Tiên Lãnh - Đại Lộc , Huyện Quãng Nam . Má tôi cùng vợ tôi và năm đứa cháu phải rời Đà Nẳng trở về sau khi hao của , tốn tiền thuê xe chạy loạn . Cũng như mọi gia đình khác , gia đình tôi bắt đầu sống vào nếp sống Xã Hội Chủ Nghĩa " Lao động là vinh quang " . Vợ tôi là công chức mới 25 tuổi đời đã có 5 con , nếu không nhờ vào đôi cánh tay và ý chí của Má thì không hiểu vợ tôi có đứng vững để chống chọi cuộc sống theo thời gian với Cộng Sản không ? Thế mà ngày nay sống đầy đủ trên đất Mỹ chúng chưa bao giờ nhớ ơn Bà Nội chúng .Buổi chiều 3 giờ Má tôi phải vào vườn trồng cải , tưới cây bằng phân người trộn với nước tiểu cho rau mau tốt . Vợ tôi cũng phải vào nhổ cỏ , hái rau phụ chất làm ba gánh để mang về nhà . Một cho Má , cho vợ và ngay cả cháu Duyên lúc đó 5 tuổi cũng phải tham gia một gánh . Vì cháu còn nhỏ nên phải đội đòn gánh lên đầu mới đi được . Ra sông Hương Má rửa rau đến 7 giờ tối mới xong , còn vợ tôi và Duyên về nhà trước nấu cơm và chăm sóc cho 4 nhóc còn lại . Mới 4 giờ sáng Má thức dậy gánh ra lên chợ bán thay vì đi xe lam vì muốn tiếc kiệm 3 đồng nên cứ gánh bộ . Vì thế sau này Má tôi thừơng đau xương , thấp khớp , nóng lưng . Cuộc sống như thế kéo dài gần 10 năm . Những ngày thường bộ đội VC hay ghé nhà vào giờ trưa lý do thăm hỏi nhưng thật ra là kiểm soát ẩm thực . Vì thế gia đình tôi toàn là ăn cơm độn sắn , sau này độn Bo Bo là loại gạo cho ngựa ăn để dành tiền bới xách , thăm nuôi tôi và một ít cho Ba vợ . Thật ra lương thực thăm nuôi mang không được bao nhiêu với sức người , cọng thêm chế độ VC cho nhận của cán bộ trại giới hạng rất ít . Vì thế tôi biết dù thăm nuôi Ba vợ tôi nhận cũng không được nhiều bằng tôi . Khi thì cặp đường đen ,đòn bánh Tét , khi thì gói bột mì hay thẩu ớt nhỏ , vợ tôi kể như thế . Nhưng mỗi lần gặp là mặt Ba vợ rạng rở , tươi sáng hơn như được luồn điện truyền qua sức sống . Có lẽ đó là do ảnh hưởng tâm lý mà Ba vợ tôi đủ can đảm kéo dài cuộc sống cho đến ngày ra trại , về Tân Thạnh sau 6 năm mới gặp mặt vợ con .

Có những ngày mùa đông giá rét , nhất là cái lạnh da diết từ trong ruột lạnh ra của xứ Huế ai có sống mới cảm nhận và nhớ đời . Những ngày ấy tôi thường ngồi bên bếp củi chờ Má rang bắp từ chảo này qua chảo khác và hai Má con ăn no trừ cơm . Bây giờ ngồi nghĩ lại cũng rùng mình , không hiểu tại sao lúc đó hai Má con có thể phấn đấu vượt qua . Có lẽ tôi là nguồn sống của Má , Má là nổ lực để đấu tranh với sự tồn vong , cứ thế mà chúng tôi nương tựa để vươn lên .

Lúc này thì ông ngoại tôi đã vào Huế làm Chỉ -Huy -Trưởng đồn Mang -Cá . Má tôi thường lên nhà thăm viếng vừa mượn ít tiền về cho vay lấy lãi . Cứ lời 7 phân thì Má tôi trích ra 3 phân lãi đem lên trả Bà ngoại , còn 4 phân thì được hưởng . Tánh Má tôi thì thật thà , ngay thẳng nên Bà ngoại rất tin cẩn đầu tư vốn giúp Má làm ăn . Những ngày đó tôi thường được theo Má dẫn lên nhà ông bà ngoại . Tôi nhớ có lần bị kẹt vì cơn lũ lụt lên quá nhanh năm 1954 , Má tôi phải lội về nhà còn tôi ở lại . Mặc dù kê bàn lên bộ ngựa mà mực nước vẫn lên theo đến chấm mái nhà . Dì Don một mình chèo ghe đưa bà ngoại và tôi lên Thượng Thành trú tại nhà Mụ Thí là em bà ngoại hết một tuần nước mới hạ . Lụt năm ấy là lớn nhất , heo , bò , gà chết đầy đồng cùng 100 nạn nhân từ vùng núi trôi về không ai cứu được .

Trở lại chuyện cậu Đồng . Sau khi cải tạo được hai năm về sớm , nghe đâu cậu phải bán ngôi nhà năm xưa ở Thị Nghè và đem vốn liếng lên mua rẩy , làm ruộng ở Đồng- Nơ . Đây là một vùng núi thấp sát với người Dân tộc thượng . Khi tôi ở SaiGon chờ phỏng vấn đi Mỹ năm 1991 tôi có lên thăm gia đình cậu mợ . Lúc này cậu rất khõe , liến thoắn và hoạt bác . Chúng tôi được ngũ ở căn nhà dưới có lớp rơm và trải tấm vải màng củ trên nền đất . Sáng dậy mới 5 giờ cậu đã ra rẩy đào khoai sắn nấu sẳn một nồi , ăn thật ngon và thơm phức . Chung quanh vườn Tiêu , Điều , ổi đã thu hoặch và giúp kinh -tế gia -đình cậu khá ổn . Thời gian sau cậu bán rẩy và trở về Thị -Nghè của ngôi nhà củ năm xưa còn lại một căn để cho chú Đức ( Rú) sống đi học . Chú Phúc cưới Dì Ngọc là em út của vợ tôi do sự dàn dựng của tôi trước ngày xuất cảnh đi Mỹ , tôi ra sức giảng giải và kết hợp . Đến nay thì Phúc-Ngọc đã được một nam , một nữ sống hạnh phúc và nhà cửa vửng vàng nếu không nói là giàu có , nhưng có lẽ chúng không còn nhớ hay muốn nhớ lại tâm nguyện cu/a tôi lo lắng ngày xưa .

Năm 1995 thì Ba Mẹ vợ tôi xuất cảnh đi Mỹ HO.36 dưới sự bảo trợ của vợ chồng tôi đến Pringfield Missouri . Lúc đó chúng tôi đã làm chủ nhà hàng Tàu mở năm 1993 ở Aurora và mua một căn nhà 4 phòng để ở . Ba Má vợ ở chung được ba tháng thì thuê nhà riêng tại Pringfield . Khi mới qua cậu Đồng có gửi lá thư tay không gián bì , nội dung hỏi thăm gia đình chúng tôi và một xấp giấy 7 tờ viết tay hai mặt tức là 12 trang rưởi , nhờ tôi chuyển qua cho cậu Quý . Khi đọc nội dung 3 trang đầu cậu kể lại sự bất mãn và bất công của ông ngoại cho cậu làm con nuôi Mụ Chút và hai trang sau thì oán trách Má tôi lúc đó cứ hùa vào với ông ngoại , nói ra xút vào để ông ngoại đánh đặp và chửi bới cậu . Sự hùa vào của bà chị làm cho cậu đau khổ và tủi nhục hơn . Nhưng cậu đâu có hiểu tâm lý của một con tôi đòi (Osin) phải lấy lòng chủ để có thể sống và tồn tại . Cậu bị tống đi thì đau khổ tâm hồn nhưng Má tôi ở lại làm lụng , hầu hạ cha mẹ và đàn em thì khổ về thể xác biết chừng nào . Con chó lúc nào cũng nịnh và bênh vực , đứng về phe chủ để tồn tại thì Má tôi cũng thế thôi . Trong lúc cậu hoang đàng quá mức thì Má tôi cũng hùa vào không có chi là lạ . Mỗi người ai cũng có hoàn cảnh và khổ riêng và khôn riêng để tự sinh tồn . Qua tờ 5-6 thì mắng chửi cậu Quý-Toàn là người thiếu học, không biết tôn ty trật tự và tình nghĩa anh em .Ỷ mang lon Thiếu Tá nhưng ngu dốt và đục váy vợ v.v..... Tờ cuối là lời cảnh báo và nổi lòng uất hận gia đình nên cậu nói lần chót trước khi cậu xuất gia đầu cửa Phật .

Đọc xong xấp thư tôi biết cậu không bao giờ tu thành công với cái TÂM mang đầy sân hận như vậy . Chẳng khác nào cậu muốn ăn một bữa thịt no say trước khi vào chùa ăn chay . Quả đúng là sau này cậu có xuất gia nhưng chỉ ba tháng thử thách là bị chùa đuổi về , xem xong tôi cất xấp thư đó mải đến 13 năm sau tôi mới trả lại cho cậu Đồng , vì tôi không muốn chuyển đi để hai anh em ruột cậu đào sâu hố chia rẽ , giận hờn .

Năm 2006 khi Ba Má vợ về Việt Nam lúc trở lại cậu Đồng lại gửi chồng thư củ copy đó lại cho tôi và kèm theo lá thư riêng với âm điệu oán trách củ và căm thù Má tôi đứng về phe ông ngoại để đẩy cậu ra khỏi nhà làm con nuôi mà không phải là những đứa con khác . Cậu cho rằng mình như một con chó ghẽ với sự bất công của cha mẹ . Lần này sau khi đọc cũng lá thư đó , tôi mới viết gửi cậu một lá thư thay mặt Má tôi dù phải hay trái ,tôi đại diện đứng ra xin lỗi cậu mợ bỏ qua chuyện quá khứ . Tất cả lỗi đó cháu xin nhận vì Má cháu đã qua đời . Sau khi nhận thư mà hiện cậu vẫn còn lưu giữ , cậu điện thoại là không giận và oán trách Má tôi . Thế mà năm 2009 lúc Ba Má vợ về VN thăm , cũng chồng thư cũ copy lần trước lại gửi sang cho tôi . Tôi bất bình và giận không liên lạc , nói chuyện với cậu suốt ba năm . Vì tôi đã đại diện thay mặt Má xin lỗi thế mà cậu vẫn chửi lại . Tôi nghĩ rằng việc cậu làm mà cậu không suy nghĩ chăng ? Chỉ copy và gửi đi mà không đọc lại . Lần này thì có chửi thêm đoạn vợ chồng cậu Qúy ỷ có tiền đưa về xây lăng cho ông bà ngoại mà không thưa trình cho cậu là ông anh . Thật ra cậu Quý chỉ gửi 300 đô cho Dì Ánh xây chung quanh hai ngôi mộ ông bà ngoại một bờ thành cao 0.5 mét chứ không phải lăng . Phải chăng cậu Đồng không góp công , của vào nhưng chỉ biết oán trách vu vơ nhằm chạy tội . Điều này làm mợ Toàn lấy cớ mắng khéo gia đình bên chồng bằng giọng kéo dài đải đải khó nghe và thường riêu rao nhiều lần rằng :

-" Ta đã đem tiền về xây lăng đắp mộ mà còn chửi bới người ta ".

Sau này cuối năm 2012 tôi điện thoại nói chuyện với cậu Đồng 3 đêm liền . Cậu có nhắc lại chuyện tập thư và tôi xác nhận đúng như thế . Nhưng cậu bảo không nhớ chi hết , làm sao có chuyện chửi chị Thông . Thôi thì tôi biết cậu không nhớ việc cậu làm . Tôi cũng bỏ qua và không để lại trong lòng . Hôm nay sở dỉ tôi ghi lại để đánh mốc một sự kiện gia đình mà hoàn toàn không trách móc cậu . Dù sao những ngày cuối cùng cậu đã kề vai sát cánh đưa người chị đến nơi an nghỉ cuối cùng đồng thời lập di ảnh thờ phụng và như thế là cậu đã có tình nghĩa hơn cậu mợ Qúy trăm ngàn lần . Với cậu thế là tạm đủ .

7-Nguyễn Trinh :

Cậu Trinh tánh thật thà , chất phát , trình độ học lớp ba nên ông ngoại cho đi lính Quân cụ . Ngày xưa khi còn bé , Má tôi là người chăm sóc cậu cực khổ nhất trong các đứa em . Hồi nhỏ lúc 3 tháng , nhằm mùa Đông ở Huế , lúc đó ông ngoại làm ngôi nhà ngói 3 căn hai chái ở đường Chi Lăng gần bến đò Chợ Dinh . Vì nằm nôi có để trách lữa phía dưới sưởi ấm , có lẽ không ai đẩy khi mà Má tôi sau khi cho cậu ăn phải lo chùi dọn , làm việc nhà đến nữa khuya . Kết quả lữa làm cháy tao nôi và đứt . Toàn lưng cậu Trinh rơi vào trách lữa nên phỏng nặng . Vì đau đớn , cậu khóc suốt ngày đêm không thể nằm ngữa . Má tôi phải bồng từ cho ăn cho đến lúc ngũ suốt 6 tháng . Má tôi không ngũ được nên sa sút và ốm đi . Nuôi em trăm đắng ngàn cay nhưng chẳng hề than khóc . Không hiểu vì thương em hay sợ cha mẹ nên không than vản , oán trách , điều này tôi không hiểu nổi , vì chưa bao giờ Má tâm sự với ai kể cả tôi .

Lớn lên cậu được ông ngoại chọn vợ và có 3 trai 2 gái sống ở Đà Nẳng . Ngày nay cậu mợ về giử nhà thờ ở bờ hồ Tịnh Tâm sau khi ông bà ngoại qua đời khi mà gia đình cậu Quý ở tù về đã bỏ lại đi Xuân Lộc , khi có 25 cây vàng do mợ Toàn ém nhẹm phải khai ra (tôi sẽ thuật lại về sau ) . Mặc dầu Má tôi ở riêng thờ chồng nuôi con , nhưng công việc cúng giỗ hay sửa sang nhà thờ là do Má tôi bỏ tiền ra lo lắng chứ chẳng có đứa em nào . Tôi nhớ năm 2000 bão bay hai mái tôn nhà thờ , Má tôi tạm ứng 3 triệu lợp lại . Lúc đó cậu Trinh gửi thư qua cho tôi và cậu Quý . Mợ Toàn không tin , bắt buộc chụp ảnh gửi qua . Tháng sau tôi gửi về 300 đô còn Quý -Toàn nhận ảnh chụp thợ đang lợp lại nhà tôn chứng minh sự thật thì hai vợ chồng im luôn không gửi đồng nào .Thôi thì cháu vì thương Má mà phải vào gánh cũng không sao .

Má tôi thì cứ hay bày vẽ vì tánh cậu Trinh dại và thật thà . Mợ lại ngây ngô ít hiểu chuyện đời nhưng lại hay cầm quyền chồng . Tôi nhớ tối hôm đó cậu mợ chở nhau về nhà Dì Ánh thăm . Má tôi qua chơi , không hiểu nói năng đến Mợ Trinh thế nào không biết . Vì bênh vợ nên cậu nổi nóng la lớn với chị cả :

-Con cặt tao đây ......

Chú Cường ( cu đen ) qua nhà thuật chuyện và gọi tôi . Nhưng làm sao đây khi mà tôi đã nhiều lần khuyên Má đừng xen vào chuyện gia đình của cậu . Không lẽ qua để bênh Mẹ đánh cậu ? Vì thế tôi mặc kệ . Những ngày tại Mỹ thỉnh thoảng gửi tiền cho Dì Ánh thì tôi cũng gửi cho Cậu Mợ Trinh gọi là thờ cúng ông bà . Năm 2010 nhà thờ này bị mở đường được bồi thường 40 triệu , cậu Đồng có tranh chấp nhưng Dì Ánh và cá nhân thâm tâm tôi đồng ý nên để cậu Trinh hưởng số tiền này và tiếp tục thờ tự , cho đến một ngày tan rả theo thuyết VÔ THƯỜNG thì thôi .

Cho hay chuyện đời "Giáo đa thành oán " " Ơn không trả oán phải đền "

Thôi thì oán trách làm chi khi đường đời là thế .

8-Nguyễn Thị Sen :

Dì Sen là người bình dị nhất , có khuôn mặt giống bà ngoại và Má tôi . Tôi nhớ năm 1950 Dì bỏ nhà về ở với Má tôi hai năm . Không hiểu chuyện gì Má tôi dùng roi đánh . Dì không bỏ chạy chỉ nằm lăng tròn dưới đất để tránh đòn . Dì lấy chồng và đi bán hàng dạo . Năm 1965 theo dượng Ngân vào sống ở chân cầu chữ Y , có 3 trai 2 gái . Mải đến sau ngày gần phỏng vấn đi Mỹ tôi mới có dịp đến nhà Dì . Năm 2005 Dì về Huế đưa đám tang Má tôi ở lại 5 ngày . Tôi thấy Dì cứ khóc vì thương người chị nhiều đau khổ nhất và sự hy sinh quá lớn lao đối với đàn em . Có thể là một chị cả có công lao còn hơn cả Mẹ ruột .

Cuộc sống bây giờ của Dì cũng lúng túng theo tiến trình xã hội nhưng tôi cũng không giúp đở được nhiều . Tôi rất thương Dì .

Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ .   Wed 30 Jan 2013 - 13:04 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này Sửa/Xóa bài viết Xóa bài viết Xem địa chỉ IP của thành viên này
9-Nguyễn Quý :


Có lẽ sanh vào giờ Tý nên trong nhà thường gọi tên Tý cho cậu . Sanh năm 1943 (Quý -Mùi ) lớn hơn tôi một tuổi . Tôi là con khỉ Giáp Thân (1944) nên lúc nhỏ hai cậu cháu chơi rất thân như bạn , mỗi khi tôi lên ở lại nhà ông bà ngoại . Mùa hè hai cậu cháu ra học thêm ở nhà thầy Út , về nhà leo Đào , hái Mận , tắm Hồ Sen trước nhà . Do tánh thật thà những đứa học trò lớn hơn bày câu vè :

"Thầy Út trút mào , ai ve con mụ , mụ quào đái tui " .

Thế là đâm đầu chạy bán mạng , nếu đứa nào bị thầy bắt được là ăn bạt tai . Từ những kỹ niệm thân tình đó , hai cậu cháu quấn quýt chơi thân bên nhau . Sau này lớn lên tôi bắt gặp cậu ăn cắp vàng của bà ngoại . Mỗi lần bà quên khóa tủ là cậu dùng kéo cắt một chỉ vàng lá để tiêu xài . Những lúc như thế cậu dặn không được mách bà ngoại , nhưng tôi có được chia gì đâu . Có lẽ vì không ở trong nhà nhiều nên cậu Đồng tưởng là ông bà ngoại nghèo không tiền cho con ăn học . Thật ra bà có tiền và vàng đã đưa cho Má tôi mượn để cho vay lấy tiền lời chi tiêu thêm . Tuy không giàu có nhưng cũng gọi là khá giả .

Lớn lên cậu học Trung- học trường Bồ -Đề thành nội lớp đệ tứ thì tôi học lớp Đệ ngũ trường Trung- học Hàm -Nghi . Năm 1960 cậu thi bằng Trung- học đệ nhất cấp (diplome) , sau ba ngày thi xong cậu về nhà tôi với bộ mặt buồn thiu . Tôi còn nhớ đêm hè tháng 5 năm đó , hai chúng tôi ôm nhau nằm trên sập kê trước hiên nhà cho mát . Cậu tâm sự :

" Tau chắc hỏng rồi , vì trật hai câu toán và văn lạc đề ."

Tôi đem chuyện này nói với Má , hôm đó Má tôi nói lại với cô Hường vợ hầu của ôn Lê -Trọng -Kiểm đang thuê nhà tôi . Sáng ra ôn Kiểm đạp xe qua nhà hai người cháu kêu ôn bằng cậu là Thầy Nguyễn -Thúc -Thâm chấm luận- văn kỳ thi này và Thầy Hồ -Lê làm chánh -chủ -khảo hội- đồng thi . Hai ngày sau Thầy Thâm đi xe về báo là :

-"Thưa cậu ! Bài của Quý thì tìm ra rồi , nhưng làm sai nhiều quá thiếu 6 điểm khó mà vớt được ."

Má tôi nghe vậy nên khóc với cô Hường làm sao cố gắng giúp cho em mình . Vì là đàn bà không biết cái khó khăn và lương tâm của một thầy giáo làm giám khảo là công bằng - vô tư . Nhưng tình cảm bẻ gảy chân lý , sau khi ôn Kiểm lại một lần nữa đang đêm qua nhà hai thầy Thâm & Lê năn nỉ sao đó và hai Thầy đã hứa bảo đảm giúp đở . Quả thật tuần sau treo bản kết- quả thì cậu Quý đậu Thứ , cậu ôm tôi mừng rở và có lẽ Má tôi là người chảy nước mắt mừng nhất . Ba ngày sau Má tôi đi mua những hộp bánh Bíc - qui của Pháp đắc giá ( Hồi đó chưa có hối lộ tiền ) để đi tạ ơn hai Thầy và ôn Kiểm . Cậu Qúy thì lên nhà ông ngoại và nhanh nhẹn nộp đơn tình nguyện đi Sĩ- Quan Bảo -An lúc đó nhận bằng Trung- Học . Má tôi trở lại đời sống bình thường , tối đến thường lệ ăn xong là tôi qua nhà chú Phước bên cạnh để học và ở lại ngũ đêm . Sáng về nhà sửa soạn đi học , tôi lấy làm lạ là Má không đi bán mà ngồi khóc trong phòng . Tôi vào ôm Má và hỏi lý do , Má kể lại :

-" Đêm qua ôn Kiểm vén màng qua phòng Má đòi ân ái , ban đầu Má ngồi dậy cự tuyệt mảnh liệt . Nhưng ông ta nói :

-Tôi không cần đền đáp ơn nghĩa , chỉ cho tôi thỏa mãn một lần ."

Má khóc nhiều lắm , nhưng sau khi suy nghĩ đành chấp nhận trả cái ơn lo cho em mình khỏi mang cái nợ ngàn năm .

Sau dạo đó Má thường trầm cảm , ít nói và thể hiện nét mặt kém vui tươi . Vì công lao thủ tiết thờ chồng 15 năm đành bỏ chợ , vứt sông . Lúc đó tuy đã lớn , nhưng tôi còn dại nên không biết nói lời nào để an ủi Má , chỉ biết ôm Má vào lòng mà giọt lệ tràng tuôn vì thấy Má quá khổ đau . Thế rồi thời gian cũng qua đi và Má tôi luôn luôn nhắc không được nói chuyện này với bất cứ ai , dù là cậu Quý . Lúc đó tôi không hiểu , nhưng sau 50 năm tôi mới nghiệm rằng Má tôi đành nuốt ô nhục này một mình mà không cho em Quý biết sẽ mặc cảm vì cái bằng mà chị mình phải nhiều hy sinh đến như thế .Sau này tôi mới hiểu , có lẽ lúc đó không phải hai Thầy cho thêm điểm mà đã đổi bài lúc đấu phách tên họ của bài người khác vào bài cậu Quý .

Phải chăng đây là sự hy sinh vô lý mà Má và tôi đã sai lầm đưa đến sự vô tâm , mất tình người của cậu Quý đối với chúng tôi từ khi cậu đi Sĩ -Quan cho đến những ngày tuổi già gia đình cậu sống trên đất Mỹ ? Kể từ lúc Má tôi lo cái bằng cho cậu đi Sĩ Quan , lo cưới vợ cho cậu cho đến chuyện thuốc tẩm bổ để cậu sanh hai đứa con trai vì chuyện chơi đĩ lúc còn tuổi trẽ . Cũng như những ngày đầu qua Mỹ vợ chồng tôi phải cưu mang , giúp đở sáu tháng sau đó theo vợ bỏ trốn qua Tulsa sống lúc nữa đêm . Kể cả lúc Má tôi sắp lìa đời cho đến đám Ma ,vợ chồng Quý không lời hỏi hang chứ đừng nói là gửi một nắm hoa nhỏ phúng điếu . Còn tệ hơn là Ba Má gia của tôi chết trên đất Mỹ mà vợ chồng cậu chẳng chút gửi lời đến thăm sau khi con tôi thông báo , mặc dù Ba tôi là anh em kết nghĩa với ông Kỹ ba mợ Toàn cũng là người lo chuyện gia thất cho Quý Toàn sau này một cách trọn vẹn . Lúc đó cậu Quý thì bị bồ đá , mợ Toàn thì tình phụ , nên hai người cùng hoàn cảnh và đẩy đưa cho số phận làm nên một trang bi sử vô ân , bạc nghĩa nhất trần gian không ai có .

Sĩ quan thuộc Bảo- An- Đoàn ra trường là mang lon Thiếu- Úy chứ không mang Chuẩn- Úy như Sĩ Quan /Trừ- Bị Thủ -Đức của tôi .Lúc đó cậu Quý đóng ở Quãng -Nam và khi cưới vợ ra trường Sư- Phạm Qui -Nhơn làm giáo -viên Tiểu- Học có Tú -Tài 1 , còn cậu chỉ có Trung- Học nhờ Má tôi , nay đã Đại Úy , hai vợ chồng xin đổi làm cùng Tỉnh Quảng -Nam .

Tình trạng lúc đó vào năm 1959 do Diệm cho đến Thiệu là những người Thiên Chúa giáo do Mỹ và Vatican dựng lên để chống trả CSVN ở Bắc Việt . Nạn tham nhũng , hối lộ lang tràn khắp miền Nam . Tướng Tá bất tài và lo chạy chỗ sướng , an toàn nên xảy ra tình trạng lính Ma , lính Kiển . Viện trợ Mỹ thì ăn xén , ăn cắp từ trên xuống dưới . Vì thế không ngạc nhiên khi CSVN đánh chiếm dễ dàng ngày 30-4-1975 .

Thời gian Đại -Úy , Thiếu -Tá làm Tiểu -Đoàn -Trưởng , cậu Quý cũng không ngoại lệ . Cũng tham nhũng , cho lính Ma , lính Kiển để phần thì đút lót lên quan trên , phần bỏ túi . Ôn ngoại tánh ít nói lại sống một mình tuổi già nên lần nào đi phép là cậu lái xe về nhà tôi , còn lúc nào chở gạo , hàng quân tiếp vụ thì ghé nhà ôn mụ Kỹ ở Truồi trút xuống xong mới lên Huế . Chưa bao giờ Má tôi được cậu nghĩ tình , chiếu cố cho một lon thịt hộp chứ đừng nói là bao gạo . Thật ra lúc đó tôi đã là Trung- Úy làm ở CK/Phú -Vang mua những phần Quân tiếp vụ của lính bỏ không mua , nên chẳng thiếu gì .

Khi tôi còn đi học , cậu Thiếu- Úy lại chẳng cho gì , có chăng là dẫn tôi đi chơi đĩ ở sân vận động Huế một lần duy nhất , đó là lần đầu tuổi xuân tôi biết thế nào là tình dục . Cũng có một lần cậu may chiếc quần ca rô màu xám nhưng bận chật nên cho tôi để cậu may cái khác , đó là kỹ niệm tôi còn nhớ . Vì lòng ham muốn lúc thanh niên nên cậu bị bệnh lậu đưa đến tinh trùng loãng không thụ thai có con . Má tôi hỏi thầy thuốc để bổ và đặt mua chó con mới sanh một tuần hầm chung thuốc Bắc cho cậu ăn , tất cả 6 con hai lứa sau này mới sanh ra Ty anh . Còn Ty em cũng lâm tình trạng cứ mang thai 6 tháng là sẩy , mợ Toàn phải nhờ Má tôi bổ thuốc và đặt mua trứng Ngỗng thúi để mợ ăn lần thứ ba mới đậu thai .

Hồi đó tôi đang làm rễ , Ba Má gia tôi gốc ở Truồi , lúc nhỏ cùng đi học với ông Kỹ chơi rất thân và kết nghĩa anh em vì thế mợ Toàn phải gọi Ba vợ bằng chú lại ngang hàng thông gia là vai anh . Sau này Qúy - Toàn luôn luôn gọi Ba Má vợ là chú-thím mà không gọi anh chị . Cả hai đang thất tình bị bồ đá nên dễ dàng chấp nhận đến với nhau . Má tôi lại một lần nữa sắm lễ vật , đại diện như một người MẸ cùng ôn ngoại và Ba Má vợ rình rang đi về Truồi làm đám hỏi . Lúc đó tôi lái xe Jeep của Ba vợ cho cả gia đình . Tôi còn nhớ khi tất cả người lớn chuyện trò ở nhà trên , tôi thả bộ xuống nhà bếp , mợ Toàn đầu mới cạo trọc vì lời nguyền sông nước năm xưa tình phụ . Mắt mơ huyền đứng ngay cửa và liếc mắt đưa tình , miệng mĩm cười khi thấy chàng Sĩ quan đẹp trai đi đến mà tôi tin mợ ngỡ là người cầu hôn . Sở dỉ phải lược qua để thấy ân sâu , nghĩa nặng của Má và Ba Má vợ tôi đối với cậu mợ Quý -Toàn nặng chừng nào , nói chi là thằng cháu như tôi . Khi cưới xong , chàng ra chiến trường vợ hậu phương ngồi thu hụi chết tham nhũng của chồng đem về .

Đi đêm lâu ngày gặp Ma , tham nhũng lâu ngày cũng bị tố . Năm 1974 cậu bị lính thưa tội tham nhũng , hối lộ , lính Ma nên bị nhốt ở Quân lao Đà Nẳng chờ ngày ra tòa án đền tội . Khoảng 8 tháng thì CSVN giải phóng Đà Nẳng , trại tù được mở và cậu tung bay hoan hô , ủng hộ . Sau này cậu về Huế và tập trung cải tạo ở Bình- Điền , Nam -Hòa . Mải đế năm 1984 cậu mới được về sau tôi 2 năm . Lúc này tôi đạp xe thồ 6 tháng để che mắt công an , tôi làm Kế toán cho Tổ hợp vôi Phú -Hiệp . Thời gian này tôi theo mợ Toàn đi thăm cậu 2 lần . Khi thăm nuôi vợ tôi kể lần nào cũng lên ôn ngoại ở lại một đêm , than thở không tiền nên ôn cho tiền và lương khô của cậu Tụng mà ôn không ăn để dành . Má và vợ tôi là người đã từng nuôi tù nên rất hiểu nhu cầu , lúc nào cũng gửi những gói bánh , bột , nếp , đường phụ vào cho mợ mang đi . Đáng kể là cậu Trinh thỉnh thoảng cũng gửi . Khi thăm nuôi , lần đầu tôi thấy mợ mang từng gói đồ và kể với giọng đãi đãi (giọng kéo dài ra ) :

-Gói này là của ông bà ngoại nè .

-Gói này của anh chị Định nè .

-Gói này của chị Bé .......

Khi trao quà của ôn ngoại hay của Má tôi , cậu Trinh thì mợ Toàn im re đưa qua không nói tên , nên cậu Qúy cứ nghĩ là của gia đình vợ hay của mợ Toàn bới , chính riêng tôi đưa cho mợ 50 đồng (lúc đó mới đổi tiền giá trị lớn lắm ) cũng bị mợ chơi xỏ lá là đưa mà không nói tôi cho . Thì ra đây là thủ đoạn gian manh của mợ Toàn cướp công , chia rẽ gia đình chồng 10 năm qua . Lần thăm nuôi thứ nhì tôi biết nên đưa thẳng 50 đồng cho cậu Quý mà không qua tay Toàn . Cũng thủ đoạn này cho nên khi ở tù về cậu Qúy lớn tiếng rêu rao :

-"Tôi ở tù hoàn toàn do bên vợ nuôi . Gia đình tôi chẳng có ai giúp xu nào "

Như thế mỗi lần thăm nuôi quà là do bà con góp lại , nên Toàn chỉ tốn tiền xe đò làm sao tốn một chỉ vàng (200 ngàn đồng ) mà mợ ta tính toán với cậu Quý do bới xách hết vàng để dành .

Ghê gớm thay cho lòng dạ đàn bà . Không trách gì Từ Hy Thái Hậu , Võ Tắc Thiên gian ác đến thế nào . Tôi nhận thấy 1000 con dâu chỉ may ra có 10 con là nhân hậu thương bên chồng và ông bà gia .


Được sửa bởi Admin ngày Wed Feb 12, 2020 11:46 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1013
Join date : 25/11/2009
Age : 48
Đến từ : USA

https://tuthu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2) Empty Re: ĐỜI TÔI :TUỔI ẤU THƠ (Tom 2)

Bài gửi by Admin Thu May 02, 2019 10:19 pm

MẸ TÔI .

  Không biết con viết về Mẹ bao nhiêu lần rồi . Nhưng mỗi lần tâm hồn trống vắng thì con nhớ Mẹ rồi lại viết .

  Điều mà con vẫn ân hận là không gần Mẹ giờ phút cuối lúc Mẹ nằm trên giường bệnh . Khi vợ chồng con hay tin là lên máy bay về VN ngay lập tức . Trên đường bay con vẫn điện thoại hỏi chú Đường , Dì Phượng tình hình sức khỏe của Mẹ . Đến phi trường Quốc Tế California đổi chuyến bay phải đợi 8 giờ .Phi cơ cất cánh khi hoàng hôn phủ bóng , chúng con hy vọng sẽ về kịp ngồi bên Mẹ . Sau 20 phút bay phi cơ phải hạ cánh ở một phi trường nhỏ . Phi hành đoàn thông báo lý do Phi cơ bị trục trặc kỷ thuật , phải chờ sửa chửa .Hành khách được xe Bus đưa về khách sạn ngũ qua đêm .Cô tiếp viên cho hay , phi cơ cháy một máy , nếu không đáp kịp thì sẽ rơi . Sau này con mới nghĩ , phải chăng đây là một cái nghiệp ngăn cản vợ chồng con không về kịp bên Mẹ giờ phút cuối . Hay là một linh ứng truyền giao cách cảm mà Mẹ đã ngăn cản cứu sống chúng con ?

  Khi về Huế thì Mẹ đã  bỏ đi và đang yên nghĩ trong quan tài chật hẹp . Hôm đó con khóc nhiều lắm . Khóc như chưa từng được khóc , đến độ gần ngấc xỉu . Khi Mẹ 84 tuổi mà vẫn sống một mình và con cũng một mình (vì ba mất sớm) .Mẹ sớm rời bỏ những buồn vui trong cuộc đời nhưng Mẹ bao giờ cũng là người thiệt thòi nhất vì Mẹ bao giờ cũng thấy con mình là một đứa trẻ .Ngày xưa Mẹ đã chăm sóc con trên từng giấc ngủ, trong từng bữa ăn. Cũng chính Mẹ sẽ rời bỏ mọi cuộc vui để làm tròn chức năng người Cha lẫn Mẹ .Con đã lớn lên trong vòng tay ôm ấp và ấm cúng nhưng không kém phần nghiêm khắc . Sau mỗi lần con chơi hoang , ngỗ nghịch , Mẹ bắt nằm xuống dùng roi đét vào mông đau thật . Sau vài lời giáo huấn Mẹ bắt con đứng dậy vòng tay xin lỗi và hứa không bao giờ tái phạm . Mẹ quay lưng nhưng con đã nhìn thấy đôi giòng lệ Mẹ tuông trào .Con biết hết như muôn lần điều biết .Vì không có con Mẹ sẽ trống rổng tâm hồn và không còn nghị lực tiếp tục cuộc sống . Chính con cũng vậy , nếu không có Mẹ sẽ không tồn tại và vươn lên . Hai ta hổ trợ , nương tựa cho nhau để sống .

  Không có một bài hát , lời ca nào có thể nói đủ về công đức của Mẹ. Mất Mẹ là mất đi một tài sản lớn nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đời người trong con .Khi cúi xuống hôn lần cuối trên quan tài lạnh lẽo của Mẹ, con biết rằng từ nay sự lạnh lẽo ấy sẽ dần dần tràn ngập trái tim . Sự lạnh lẽo này là một nhắc nhở cần thiết như một bài kinh sám hối đòi hỏi mỗi người phải gieo cấy lại những hạt mầm đức hạnh trong tâm hồn mình trước cuộc đời. Tuy sống hai phương trời cách biệt , nhưng ít nhất con còn nói chuyện , hỏi thăm sức khỏe và an ủi Mẹ những lúc Mẹ buồn và cô đơn nhất . Con biết điều đó và biết nhiều lắm . Nhưng nghiệp chướng và con tạo đưa đẩy cuộc đời .

   Người yêu  có thể  độc ác với con, nhưng trong lòng người Mẹ thì chỉ có từ tâm, yêu thương và tha thứ . Sự ác độc mang đến giá băng trong lòng con và chỉ có hủy diệt chứ không thể làm mang đến một điều gì tốt lành.Chỉ có Mẹ con mới tìm được lòng chung thủy và hy sinh tuyệt đối. Khi mất Mẹ rồi con cảm thấy hụt hẩng và tin chắc rằng không thể ở nơi nào có một lòng chung thủy cao thượng  như vậy nữa, bởi vì, đối với Mẹ , con là mục đích đầu tiên cũng là  sau cùng. Khi một người tình cho con một tình yêu thì trong trái ngọt đã có thêm mùi vị của cay đắng. Trái lại tình yêu của Mẹ là không vị lợi , đắn đo suy nghĩ . Ở trái tim Mẹ chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào một ai nữa.  

 Mẹ ra đi , thân xác đã rả mục theo thời gian của vô thường .Nhưng linh hồn Mẹ vẫn ở bên con mải mải .Nay tuổi đời đã lên cao gần xấp xỉ tuổi Mẹ , nhưng con vẫn cảm nhận ngây thơ và hụt hẩng khi mất Mẹ .

  Mẹ ơi ! Mẹ là tất cả của cuộc đời con .
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1013
Join date : 25/11/2009
Age : 48
Đến từ : USA

https://tuthu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết